Trong số các vật liệu thay thế cửa gỗ truyền thống, cửa gỗ công nghiệp đã từng nổi lên như một lựa chọn hàng đầu. Hãy cùng NexDoor tìm hiểu về các loại cửa gỗ công nghiệp thông dụng trên thị trường bạn nhé.

Cửa gỗ công nghiệp chia làm 4 loại, phụ thuộc vào loại gỗ sử dụng:

  1. Cửa gỗ công nghiệp MDF:

MDF là viết tắt của từ Medium Denity Fiberboard. Các loại gỗ vụn, nhánh cây cho vào máy dập nhỏ ra, sau đó được đưa qua máy nghiền nát thành các sợi gỗ, nhỏ cellulose. Các sợi gỗ này được đưa vào bồn rửa trôi các tạp chất, sau đó đưa vào mày, trộn với chất kết dính, parafin wax, chất bảo vệ gỗ và bột độn vô cơ sau đó ép nhiệt thành tấm gỗ MDF. Bề mặt tấm HDF được phủ Melamine hoặc Veneer.

  1. Cửa gỗ công nghiệp HDF:

HDF là chữ viết tắt của từ High Denity Fiberboard, được sản xuất từ bột gỗ tự nhiên, sau khi xử lý được hết nhựa và hơi ẩm, kết hợp với các phụ gia tăng cứng, chống mối mọt, ép dưới áp suất cao và cắt thành các tấm định hình. Bề mặt tấm HDF được phủ Melamine hoặc Veneer.

  1. Cửa gỗ công nghiệp MFC:

MFC là chữ viết tắt của từ Melamine Face Chipboard, nghĩa là ván gỗ dăm phủ Melamine. Các giống cây trồng lấy gỗ ngắn ngày là nguyên liệu chính của loại gỗ này. Cây gỗ được băm nhỏ thành các dăm gỗ, kết hợp với chất kết dính, phụ gia để tạo độ dày, hoàn thiện bề mặt bằng cách phủ Melamine giả gỗ.

  1. Cửa gỗ công nghiệp Plywood:

Gỗ Plywood hay còn gọi là ván ép được ép từ những miếng gỗ thật, được láng mỏng và ép ngang, dọc trái chiều nhau để tăng khả năng chịu lực. Loại gỗ này có khả năng chịu lực tốt hơn MDF và MFC. Dòng gỗ này thường được hoàn thiện bề mặt bằng Veneer sơn phủ PU để chống trầy xước.

Gỗ công nghiệp – So sánh ưu nhược điểm

Về bản chất cửa gỗ công nghiệp vẫn có thành phần chính là gỗ nên mang nhiều khuyết điểm của cửa gỗ tự nhiên:

+) Bị mối mọt nếu không xử lý kỹ

+) Khả năng chịu ẩm kém

+) Dễ bị co ngót theo thời tiết và nhiệt độ

+) Nặng

Ngoài ra lớp phủ bề mặt nếu không xử lý cẩn thận dễ bị trầy xước, mòn cạnh và nấm mốc. Độ bền của cửa gỗ công nghiệp kém nhiều so với cửa gỗ tự nhiên, trung bình chỉ 4-5 năm. Trong khi đó cửa gỗ tự nhiên và cửa nhựa composite có thể sử dụng tới hàng chục năm.

Sự ra đời của cửa nhựa composite thực sự đã tạo nên một cuộc cách mạng trong thói quen sử dụng cửa của người dân Việt Nam, nhất là cửa thông phòng và cửa vệ sinh. Với khả năng chống mối mọt, cong vênh, chịu nước tuyệt đối, không co ngót không nấm mốc an toàn cho trẻ nhỏ, cửa nhựa composite đang dần thay thế cửa gỗ truyền thống và cửa gỗ công nghiệp trong ngôi nhà Việt.

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Showroom: Shophouse Kinh Đô 190, Đường Kinh Đô, Vinhomes Ocean Park 2, Hưng Yên.

Hotline: 098 133 9304

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *